Những kỹ năng cần thiết phải chuẩn bị trước khi đi du học

1. Kỹ năng tự lập

Đây là kỹ năng đầu tiên mà bất kỳ du học sinh nào cũng cần có. Kỹ năng tự lập được hiểu đơn giản là khả năng tự lên kế hoạch cho cuộc sống của mình đi vào ổn định. Nhờ đó, bạn có thể giải quyết tất cả moi việc khó hay dễ diễn ra xung quanh ngay cả khi bạn chưa từng trải qua và chưa có kinh nghiệm giải quyết nó.

2. Kỹ năng làm chủ cuộc sống

Thay vì việc phụ thuộc vào sự thay đổi hay phân công của môi trường học tập nơi bạn đến, hãy chủ động tìm kiếm những khóa học ngắn hạn, những công việc làm thêm phù hợp với sở thích và phạm vi pháp luật cho phép để có thể giúp lo liệu cho cuộc sống tự lập bạn đã vạch ra.

 

7 kỹ năng cần thiết cho bạn khi đi du học

Sinh viên Việt Nam ở nước ngoài

3. Kỹ năng chi tiêu, quản lý tiền bạc

Tự thân vận động ở nước ngoài thì kỹ năng chi tiêu và quản lý tiền bạc là điều quan trọng hơn cả. Bởi đa số chúng ta đều có nhiều ham muốn trong cuộc sống, đặc biệt là những du học sinh tới với miền đất lạ, luôn tò mò và muốn có được nhiều thứ kể cả khi chúng không thực sự cần thiết . Đó là thói quen xấu, rất có hại cho túi tiền của bạn. Khắc phục được thói quen xấu này là bạn sẽ có tài chính vững vàng để làm chủ cuộc sống của mình.

4. Kỹ năng quản lý quỹ thời gian

Nhiều du học sinh khi mới sang nước ngoài thường rất bỡ ngỡ, các bạn không thể thu xếp thời gian biểu một cách tốt nhất nên việc học tập và các hoạt động khác cũng bị ảnh hưởng khá nhiều.

Đặc biệt với những bạn vừa học vừa làm thì tới các kỳ thi, tần số thức khuya dậy sớm diễn ra thường xuyên hơn. Để giải quyết vấn đề này, bạn nên lưu ý việc chọn thuê nhà sao cho thuận tiện cả việc đi học lẫn làm thêm, đồng thời cần lập bảng biểu sắp xếp giữa việc học tập và làm thêm đó.

 

 7 kỹ năng cần thiết cho bạn khi đi du học

Kỹ năng quản lý thời gian và tiền bạc

5. Kỹ năng hòa nhập

Đi du học, bạn sẽ được học tập trong môi trường có sự giao thoa các nền văn hóa với nhau. Vì vậy, năng động và hòa nhập nhanh là điều cần thiết để không bị bỏ lại sau đám đông, cũng như không cảm thấy mình đơn độc.

Tuy vậy, trong nhiều trường hợp, bạn cần xác định điểm mạnh và điểm yếu của mình để biết từ chối và hạn chế bản thân lao vào những trò chơi, thú vui khác biệt của nhiều sinh viên quốc tế.

6. Kỹ năng quyết đoán trong tất cả mọi việc

Ngay từ lúc này, hãy rèn luyện tính vững vàng, tự tin vào bản thân, quyết đoán hơn trong mọi tình huống. Trong nhiều trường hợp, tính quyết đoán rất quan trọng. Nó sẽ giúp bạn ứng phó linh hoạt vượt qua khó khăn, giải quyết tình huống nhanh gọn và có hiệu quả.

 

 7 kỹ năng cần thiết cho bạn khi đi du học

Kỹ năng hòa nhập của du học sinh

7. Khả năng lập trình

Đi du học, bạn sẽ phải làm tất cả mọi việc, từ việc nhà cho tới việc học. Bạn có thể được phân ở cùng hoặc học tập chung môi trường với các sinh viên đến từ nhiều quốc gia. Do đó, hãy biết cách lập trình và phân công công việc cụ thể với chính mình và những người xung quanh để cuộc sống của bạn không trở nên rối ren và bận rộn.

Ngoài những kỹ năng trên, còn nhiều kỹ năng khác mà du học sinh sẽ tự tích lũy được trong quá trình sinh sống và học tập tại nước ngoài. Tuy nhiên, cách tốt nhất để bạn có được những kỹ năng đó là phải luyện tập và thực hành thường xuyên.

7.Nền tảng kiến thức

Điều tất nhiên để bạn có đủ điều kiện du học đó là việc bạn cần một nền tảng kiến thức chuyên môn về ngành dự định học thật vững chắc.

Tiếp đó là khả năng ngoại ngữ thật tốt. Tùy theo quốc gia bạn dự định du học, chứng chỉ anh ngữ của bạn sẽ tương ứng với ngôn ngữ mà quốc gia đó sử dụng hoặc ngôn ngữ đào tạo bạn sẽ theo học. Nhưng nhìn chung, ngôn ngữ yêu cầu với phần lớn các du học sinh sẽ là tiếng Anh.

- Để nhập học dự bị đại học A level hoặc cao đẳng: tương đương IELTS đạt 5.0 hoặc 5.5 trở lên và không môn nào dưới 5.

- Để vào thẳng đại học: tương đương IELTS 6.0 - 7.0 trở lên và không môn nào dưới 6. Đó chính là những điều kiện chính nằm trong thủ tục nếu bạn muốn du học Anh, du học Đứcdu học Phần Lan,…

Bạn cần thêm chứng chỉ SAT, GRE và GMAT nếu du học Mỹ, du học Canada hoặc MBA ở một số nước. 

Nếu quốc gia bạn học không sử dụng Anh ngữ là ngoại ngữ chính thì bạn nên học thêm ngôn ngữ của quốc gia đó.

2. Chuẩn bị tài chính

Các du học sinh học tập và sinh sống tại nước ngoài phần lớn là theo dạng tự túc. Vì vậy, ngay từ khi chuẩn bị hồ sơ du học và xin visa, bạn và gia đình cần chuẩn bị một khoản tài chính dư giả để chứng minh với Đại sứ quán nơi đất nước bạn đến rằng gia đình bạn sẽ đảm bảo lo được tài chính trong suốt quá trình du học của bạn.

Nhờ chính sách mở cửa của đa số các nước phát triển, du học sinh Việt Nam tới nước ngoài được phép làm thêm và có cơ hội tìm kiếm nhiều công việc đem lại thu nhập đủ để bạn chi tiêu cho việc ăn ở và đi lại. Tuy nhiên, cần nhớ rằng, thu nhập từ nguồn này khó có thể trang trải đủ cho các chi phí lớn hơn. Do đó, hãy tiết kiệm các khoản tiền bạn nhận được để luôn chủ động về tài chính cho bản thân.

8. Kĩ năng mềm

Đây là yếu tố mà khá nhiều bạn thiếu sót trong quá trình chuẩn bị du học. Mặc dù bận rộn cho việc học tiếng hay hoàn thiện các thủ tục hồ sơ, bạn vẫn cần giành chút thời gian học thêm những khóa học giao tiếp, sử dụng máy tính, internet, điện thoại, quản lý thời gian, quản lý công việc, quản lý chi tiêu, đi chợ và nấu ăn, chọn hàng, sinh hoạt/ vệ sinh cá nhân kĩ năng thuyết trình, hoạt động đội nhóm, học nấu ăn và nhất là học tự cắt tóc. Bởi những chi phí này ở nước ngoài khá đắt đỏ. 

4 điều chuẩn bị không bao giờ thừa khi đi du học 2015
 

Những nấc thang du học

 

9. Về tư tưởng

Cuối cùng, ngay cả khi bạn đạt được visa du học, đừng nghĩ rằng việc sống và học tập tại một nước phát triển hơn sẽ đem lại thuận lợi, sung sướng cho bạn. Cuộc sống và học tập ở đâu cũng có những khó khăn riêng. Đặc biệt tới nơi đất khách quê người, điều bạn cần vượt qua nhất đó là thiếu thốn tình cảm và sự hoà nhập văn hoá.

Để tồn tại và thành công, bạn phải biết cách giải quyết các khó khăn đó. Thực tế khi du học, học sinh vất vả hơn so với khi ở nhà với bố mẹ. Bạn sẽ phải tự mình làm lấy từ những việc đơn giản nhất như nấu ăn, giặt đồ đến những việc phức tạp nhất: xử lý các vấn đề về học tập, tâm lý, tình cảm của mình. 

Bí quyết cho bạn nếu chưa làm quen được với ai và không thể hòa nhập đó là kiên trì và chăm chỉ đọc báo, nghe tin tức, làm quen với từng người một. Nếu trong quá trình học tập, môn học nào khiến bạn khó khăn và có thể bị trượt, thật bình tĩnh xem xét lại cách học cho mình để mang tới hiệu quả và bắt đầu thực hiện lại.

Cuối cùng, bạn nên học cách tự giải quyết vấn đề của mình, nếu không hãy chia sẻ với bố mẹ, anh chị hoặc những du học sinh khác vì họ sẽ cho những lời khuyên, cách tháo gỡ các vấn đề hợp lý .

Hãy dành thời gian thích đáng để chuẩn bị cho việc du học. Trong đó chú trọng tới việc chuẩn bị về ngoại ngữ. Tiếp đó, bạn cần tìm hiểu về phong tục, văn hóa, địa lý mà quốc gia sắp đến để tránh bị bỡ ngỡ trong quá trình sinh sống và học tập. Chúc các bạn thành công!