Những lưu ý cần biết khi đi du lịch Ấn Độ

1. Hành lý

- Mỗi khách được miễn cước 7kg hành lý xách tay + 20kg hành lý ký gửi (gửi theo đường hàng không).
- Số tiền tối đa Quý khách được phép mang theo không phải khai báo với hải quan là 5.000 USD.
- Ðối với những đồ vật có giá trị trên 300 USD (camera, máy chụp ảnh loại lớn…) Quý khách nên khai báo với Hải quan.
- Không mang theo các vật dụng nhọn bằng kim loại như dao, kéo, dĩa, thìa; vật liệu nổ, vũ khí và các vật liệu bị cấm khác. Tránh mua về Việt Nam những mặt hàng tương tự hoặc đồ chơi bạo lực cho trẻ em.
- Tất cả chất lỏng như: dầu gội đầu, mỹ phẩm, dung dịch, dao kéo đồ vật sắc nhọn… phải được đóng gói cẩn thận và cho vào hành lý ký gửi, không được xách tay khi đi qua máy kiểm tra an ninh tại sân bay.
- Không mang theo tài liệu mật, tài liệu Quốc Gia, tài liệu lưu hành nội bộ của các cơ quan nhà nước.
- Các thành viên nên mang theo quần áo, phù hợp với khí hậu Ấn Độ (kiểm tra tại khoảng thời gian Quý khách tham gia hành trình).
- Do giá tiền giặt là cao, các thành viên nên mang theo bàn là, xà phòng và các vật dụng cá nhân như thuốc men, máy cạo râu, máy sấy tóc… (nếu cần).
- Trong hầu hết các khách sạn tại Châu Á thường không trang bị bàn chải, kem đánh răng, lược…, để vệ sinh và chủ động Quý khách nên tự chuẩn bị từ Việt Nam.
- Điện 220V - 245V. Trong hầu hết các khách sạn, ổ cắm điện chỉ dùng phích cắm ba chấu vuông, nếu có nhu cầu sạc pin cho máy móc, điện thoại Quý khách nên mang theo ổ chuyển giắc cắm (Adapter).
- Quý khách nên sử dụng các loại giầy thấp khi đi tham quan.
- Khi vào thăm cung điện, chùa chiền nên mặc trang phục nghiêm túc, không đi dép lê, nữ giới không mặc váy ngắn quá gối, không mặc áo sát nách...
- Hành lý ký gửi máy bay nên có khoá và đề tên trên vali.
- Mọi vật dụng cá nhân cần thiết nhất nên để tại hành lý xách tay.
- Quý khách tuyệt đối không nhận gửi hoặc giữ hành lý của người khác đoàn.

2. Mua sắm

- Hàng hóa ở Ấn Độ khá rẻ, đồ thủ công mỹ nghệ đẹp, tinh xảo nhưng quần áo thì không hợp lắm với người Việt Nam vì quá lòe loẹt.
- Quý khách nên cẩn trọng khi mua bất kỳ món đồ gì và nhất định phải mặc cả. Có những cửa hàng nói thách tới 300% giá trị thật của sản phẩm.
- Quý khách có thể đổi tiền tại Việt Nam hoặc mang theo đô la Mỹ để đổi tại các quầy đổi tiền, sân bay hoặc ngân hàng tại nước ngoài.
- Tiền tệ ở Ấn Độ là đồng Ruppe.
- Tỷ giá tham khảo: 1 Rupee = 400 VNĐ
- Việc đổi tiền tại Ấn Độ khá phức tạp vì thế du khách cần lưu ý những điểm sau:
+ Séc du lịch chỉ có thể được chấp nhận ở các ngân hàng có tiếng.
+ Đồng Dollar và Pounds dễ dàng được chấp nhận hơn so với các loại tiền tệ khác.
+ Luôn đổi tiền tại những nơi được công nhận hoặc có chứng nhận hợp pháp.
+ Lưu giữ lại tất cả các biên nhận trao đổi vì nó có thể được yêu cầu cho việc gia hạn visa, hoặc xin cấp lại.
- Khi mua hàng tại các cửa hàng hay trong chợ, nên trả giá và chọn lựa kỹ càng, tránh gây hiểu lầm cho hướng dẫn viên.
- Tivi từ 21 inch trở lên khi mua về Việt Nam bị đánh thuế 120%.
- Nên mang theo Đôla Mỹ để dự phòng (seri từ 1995 trở lại đây).
- Khi đi mua sắm nên mang theo một máy tính cá nhân.

3. Khách sạn

- Khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao Quốc tế, tuy nhiên không được đẹp bằng ở Việt Nam và dễ bị tình trạng mất điện. Thông thường sẽ là 2 người/ phòng (nếu lẻ khách sẽ ghép phòng 3 giường).
- Tại các khách sạn đều có những trang thiết bị khác nhau. Khi nhận phòng, Quý khách lưu ý kiểm tra, nếu thấy có trang thiết bị bị hỏng hoặc thiếu phải báo ngay cho HDV biết, nếu không khi trả phòng Quý khách phải bồi thường cho những đồ bị hỏng hoặc thiếu mà Quý khách không gây ra.
- Cầm theo name card của khách sạn khi ra khỏi khách sạn.
- Quý khách tự thanh toán chi phí phát sinh cho khách sạn khi làm thủ tục trả phòng trong các trường hợp sau:
+ Sử dụng đồ ăn uống có sẵn trong tủ lạnh của khách sạn.
+ Gọi điện thoại ra bên ngoài khách sạn.
+ Sử dụng các kênh truyền hình không có sẵn.

4. Điện thoại

- Việc đăng ký sim điện thoại tại Ấn Độ khá phức tạp. Tại khách sạn luôn có phương tiện cho Quý khách có nhu cầu gọi điện thoại. Quý khách cũng nên thông báo cho HDV để được hỗ trợ.
- Tại Ấn Độ vẫn có hệ thống IDD Roaming nếu Quý khách đã đăng ký tại Việt Nam.
- Khi gọi về Việt Nam Quý khách quay số:
> 0084 + Mã vùng + Số cần gọi - Số cố định (Ví dụ: gọi số 04.37472283 bấm thành: 0084.4.37472283)
> 0084 + Số cần gọi - Số di động (Ví dụ: gọi số 0913 551890 bấm thành 0084.913 551890).

5. Ăn uống

- Quý khách ngồi ăn theo bàn (08 - 10 khách/01 bàn).
- Ăn sáng tự chọn tại khách sạn.
- Đồ ăn tại Ấn Độ có mùi khá nặng, khó hợp khẩu vị người Việt Nam. Quý khách nên mang theo những đồ ăn khô như: mì gói, muối vừng, ruốc… phòng khi đồ ăn không hợp khẩu vị.
- Nếu Quý khách có nhu cầu ăn chay thì cần báo trước cho công ty lữ hành.

6. Tham quan

- Chương trình tham quan có thể thay đổi thứ tự lịch trình để phù hợp với chương trình, thời tiết và sức khoẻ cả Đoàn, điều này sẽ được thông báo đến các thành viên trong đoàn vào cuối buổi mỗi ngày.
- Trong suốt quá trình du lịch ở nước ngoài sẽ không có thời gian nghỉ trưa ở khách sạn. Hành trình diễn ra từ sáng, ăn trưa tại các điểm du lịch, tối mới về khách sạn. Mặt khác hành trình du lịch đã được sắp xếp hợp lý vì vậy Quý khách nên thu xếp việc riêng để không làm ảnh hưởng đến cả đoàn.
- Quý khách cần thực hiện đúng yêu cầu của Đoàn về thời gian tập trung theo như thông báo. Ðoàn không chịu trách nhiệm về sự chậm trễ của khách.
- Khi đến bất cứ một điểm tham quan nào phải đi theo sự hướng dẫn của người dẫn Đoàn. Nếu cần tách Đoàn vì việc riêng, Quý khách buộc phải báo cho Trưởng đoàn, người dẫn đoàn hoặc người đi trước biết.
- Trong hành trình tham quan, khi Quý khách mệt và không thể đi theo đoàn được thì nhất thiết phải thông báo cho hướng dẫn viên và trưởng đoàn. Quý khách không nên tự ý ngồi nghỉ lại để chờ Đoàn quay ra vì phần lớn các điểm tham quan đều vào một cửa và khi quay ra là cửa khác.
- Khi Quý khách nào bị lạc Đoàn nên đứng tại chỗ để hướng dẫn và trưởng Đoàn tìm. Không nên đi tìm Đoàn vì các điểm tham quan rất rộng nên càng dễ lạc.
- Lưu ý không hút thuốc lá và xả rác nơi công cộng.
- Khi muốn đi ra khỏi khách sạn một mình nhớ cầm theo card của khách sạn để phòng trường hợp bị lạc còn có thông tin về khách sạn mình đang ở.
- Các phương tiện vận chuyển thường khá cũ, không được đẹp. Tàu hỏa thường khá ồn ào và có tiếng động cơ rất to.

7. Tập quán

- Ấn Độ là một đất nước đa chủng tộc. Nơi đây có hàng trăm ngôn ngữ được sử dụng. Có khoảng 21 ngôn ngữ được xem là sử dụng chính thức ở quốc gia này. Ngoài ra, người Ấn Độ sử dụng tiếng Anh rất thành thạo, đặc biệt là những cư dân ở miền Bắc Ấn. Anh ngữ đã trở thành một phương tiện truyền đạt phổ biến ở đây.
- Nên ăn mặc lịch sự và gọn gàng ở những nơi linh thiêng như chùa chiền, nhà thờ, tượng phật hoặc những nơi thánh địa... Nam phải mặc quần áo trang trọng, không mặc quần soọc và không mang dép lê; Nữ ăn mặc kín đáo lịch sự, không mặc váy ngắn, quần áo mỏng, áo không cánh tay, quần bó, dép không quai hậu... Nếu vi phạm những quy định này sẽ không được vào tham quan.
- Nghiêm túc thực hiện đúng yêu cầu của người hướng dẫn đoàn hoặc hướng dẫn viên về giờ giấc. Tuân thủ sự hướng dẫn của người dẫn đoàn, không nên tách riêng tại các điểm tham quan. Nếu cần tách đoàn vì việc riêng phải báo cho trưởng đoàn hoặc hướng dẫn viên địa phương, hoặc người đi trước biết.
- Hầu hết các khách sạn ở Ấn Độ không trang bị kem đánh răng, bàn chải đánh răng, dép đi trong phòng. Vì vậy, khi đến Ấn Độ, du khách phải tự chuẩn bị những vật dụng này.
- Du khách không nên mang giày dép vào bên trong những nơi có hình ảnh Đức Phật.
- Không nên thể hiện tình cảm riêng tư tại nơi công cộng, đó là những cử chỉ làm xúc phạm đối với người Ấn Độ.
- Có thể nói “Hi” hoặc “Hello” được chấp nhận ở hầu hết mọi nơi nhưng tốt nhất để chào hỏi một người cao tuổi nên nói “Namaste”.
- Ấn Độ thường không cho phép phụ nữ hút thuốc lá ở nơi công cộng.
- Không nên leo trèo lên bất kỳ tượng Phật nào.
- Không nên mặc quần áo thuộc loại "mát mẻ" hay trang điểm quá nặng nề ở những nơi thờ cúng.
- Không nên bỏ tàn thuốc hoặc kẹo cao su ra những nơi công cộng.
- Không nên để ví ở túi sau.
- Không nên chỉ tay vì điều này được xem là không được lịch sự.
- Không nên huýt sáo nơi công cộng.
- Không nên chỉ chân vào người khác bởi vì bàn chân được xem là không được sạch sẽ.
- Tránh mang những món hàng làm từ da thuộc vì bò được xem là con vật linh thiêng ở Ấn Độ.
- Ở các thành phố lớn, nam giới và những phụ nữ bị tây phương hoá có thể đề nghị bắt tay với những nam giới ngoại quốc, và đôi khi với những phụ nữ ngoại quốc.
- Khi trò chuyện với người Ấn, có thể bắt đầu câu chuyện bằng những chủ đề về gia đình, môn crickê, truyền thống Ấn Độ, chính trị và tôn giáo nếu như bạn có kiến thức về chủ đề đó.
- Nên tránh các chủ đề về cá nhân, đói nghèo và các trợ giúp nước ngoài mà Ấn Độ đã nhận được.

8. An ninh

- Các khách sạn không chịu trách nhiệm về những vật dụng, đồ đạc quý giá, tiền bạc để trong phòng khách sạn mà không gửi tại lễ tân.
- Ðối với hộ chiếu, giấy tờ quan trọng, tiền mặt và các tài sản cá nhân có giá trị lớn đề nghị Quý khách luôn mang theo bên mình, không để trong phòng khách sạn đề phòng trường hợp mất cắp.
- Thông báo cho hướng dẫn viên khi xảy ra sự việc.

9. Một vài thông tin lưu ý khác

- Quý khách tuyệt đối không nói đùa những câu nhạy cảm liên quan đến an ninh, an toàn hàng không tại khững khu vực công cộng đặc biệt trên máy bay và tại sân bay.
- Mọi thay đổi, góp ý về chương trình tham quan đều được thông báo, trao đổi với trưởng đoàn để bàn bạc đi đến thống nhất khi đã được sự đồng ý của cả Đoàn. Mọi thay đổi không có trong chương trình khách phải tự thanh toán.
- Chấp hành nghiêm túc giờ giấc do trưởng Đoàn đưa ra.
- Đi chơi ngoài chương trình không nên đi một mình (có thể nhờ HDV tư vấn hoặc đưa đi).
- Những dịch vụ tại nước ngoài Quý khách không sử dụng đều không được hoàn lại tiền vì mọi dịch vụ đã được thanh toán trước.
- Thực hiện văn minh trong Du lịch, sau khi rời khách sạn hoặc kết thúc tour Quý khách nên có khoản tiền thưởng (tip) cho người khuân vác hành lý, HDV và lái xe phụ xe (03 USD/người/ngày).Tránh kiệt sức

Đến nay lời than phiền phổ biến nhất từ những du khách lần đầu đặt chân đến Ấn Độ là sự mệt mỏi, chỉ vì họ cố gắng làm thật nhiều thứ, đi thật nhiều nơi một khoảng thời gian quá ngắn.

Anh-1-JPG-1378710140.jpg
Ấn Độ rộng lớn cần nhiều thời gian khám phá.

Ấn Độ là một đất nước rộng lớn, sặc sỡ và đầy lôi cuốn, nhưng hãy có cái nhìn thực tế về khả năng của mình. Một chuyến du lịch được lên kế hoạch một cách khôn ngoan tới một vài địa điểm cụ thể có thể cung cấp cho bạn một cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về những nơi này. Và hãy nhớ rằng, Ấn Độ vẫn ở đó, bạn có thể quay trở lại bất cứ lúc nào.

Đi ra khỏi thành phố

Mặc dù nghe có vẻ sáo rỗng nhưng cách duy nhất để có được trải nghiệm thực sự về đất nước Ấn Độ là ghé thăm những ngôi làng nhỏ vùng ngoại ô. Nó giúp bạn thoát khỏi những thành phố lớn quá xô bồ và đông đúc ở Ấn Độ. Hãy tham gia vào một chuyến đi đến vùng núi hoặc tới vùng Kerala ở miền nam, bạn sẽ cảm nhận được sự hiếu khách, thân thiện của người dân nơi đây.

Chú ý tới những gì bạn ăn và uống

Tình trạng bị rối loạn tiêu hóa là khá phổ biến đối với những du khách lần đầu đến Ấn Độ. Nhưng nó không có nghĩa là bạn phải bỏ qua những món ăn hấp dẫn trên đường phố, chỉ cần chú ý bóc vỏ hoa quả và kể cả đồ ăn cho dù chúng đã được luộc hoặc chiên. Chỉ uống nước đóng chai và tránh ăn salad hoặc uống nước đá.

Không nên quá bận tâm về không gian riêng tư của bạn

Anh-5-JPG-1378710140.jpg

Những phương tiện công cộng ở Ấn Độ luôn đầy ắp người trong giờ cao điểm.

Bạn có thể sẽ phải chịu cảnh chèn ép trên các phương tiện giao thông công cộng hoặc trong thang máy. Người dân bản địa có thể sẽ đưa ra những câu hỏi dường như quá xâm phạm vào đời tư cá nhân mà có thể khiến bạn cảm thấy e ngại. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng mỗi đất nước có một nền văn hóa hoàn toàn riêng biệt và các câu hỏi của họ chỉ đơn thuần để thể hiện sự quan tâm lịch sự mà họ dành cho bạn.

Chú ý trong cách ăn mặc

Mặc quần áo dài che đi cánh tay và chân là cách đơn giản để thể hiện sự tôn trọng với người dân Ấn Độ. Họ có thể tha thứ cho những vị khách du lịch chưa thích nghi được với văn hóa của họ nhưng bạn hoàn toàn có thể ấn tượng tốt qua những hành động đơn giản như cởi bỏ giày dép trước khi đi vào nhà. Điều này đặc biệt quan trọng khi bước vào một chốn thiêng liêng, như đền thờ chẳng hạn. Ngoài ra, nếu bạn nhìn thấy những đôi giày được đặt bên ngoài một cửa hàng, đó cũng là dấu hiệu dành cho bạn.

Chú ý đến chân và tay

Chân được coi là không sạch sẽ ở Ấn Độ, vì vậy nếu bạn lỡ chạm vào thứ gì đó với bàn chân của mình thì bạn nên mau chóng nói lời xin lỗi. Tương tự như vậy, trong quan niệm của người dân Ấn Độ, dùng tay trái để ăn hoặc đưa đồ vật bị coi là hành động thiếu lịch sự. Nếu bạn không chắc chắn về những phong tục ở nơi đây, hãy chú ý tới những người khác và làm theo họ.

Hãy nhớ rằng giờ giấc ở Ấn Độ chỉ mang tính tương đối

Bạn có thể phải chờ tới nửa giờ đồng hồ khi người bạn nói rằng họ sẽ có mặt trong vòng năm phút nữa. Tình trạng giao thông và một vài sự gián đoạn khác ở Ấn Độ có nghĩa là việc di chuyển có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn so với dự kiến. Chuẩn bị trước cho những tình huống bất ngờ và xem kỹ thời gian mở cửa - nhiều văn phòng chính phủ và cửa hàng cửa hiệu thường đóng cửa vào giờ ăn trưa.

Giữ an toàn cho bản thân

Đương nhiên là bạn không nên đi một mình qua các con đường tối, nhưng còn rất nhiều điều đơn giản bạn nên biết để tránh nguy hiểm khi du lịch ở Ấn Độ. Mang theo một lượng lớn tiền mặt chắc chắn không phải là một ý tưởng hay tại bất cứ đâu, nhưng ở các thành phố đông đúc của Ấn Độ thì móc túi là tình trạng diễn ra "như cơm bữa".

Anh-2-JPG-1378710140.jpg

Giữ an toàn và bình tĩnh giữa sự ồn ào và đông đúc luôn thường trực ở Ấn Độ.

Tương tự, mặc cả khi mua sắm ở chợ có thể gây ra sự khó chịu cho người bán và cuộc trả giá có thể trở nên mất kiểm soát. Những du khách không có kinh nghiệm được khuyên là nên giữ bình tĩnh. Cố gắng tỏ ra dễ chịu nhưng dứt khoát, và tuyệt đối không cho phép bản thân bị kích thích.

Sẵn sàng với những tiếng ồn

Một cách để đảm bảo bạn có thể có được một chút không gian cho riêng mình là nên mang theo tai nghe bên mình vì không nơi đâu có những tiếng kêu vang khắp nơi như ở các thành phố của Ấn Độ.

Tránh những giao dịch mua bán có vẻ quá tốt

Mua sắm tại các cửa hàng của nhà nước có lẽ là cách dễ dàng nhất để tránh những mánh khóe lừa đảo, nhưng những quy tắc đơn giản có thể giúp bạn tránh khỏi những rắc rối không cần thiết trong chuyến hành trình của mình như trả bằng tiền mặt, để tránh trò gian lận nhân bản thẻ tín dụng. Bạn cũng nên đặc biệt chú ý khi gửi đồ về nhà qua đường bưu điện, vì ở Ấn Độ sẽ không có phiếu thanh toán và họ hoàn toàn có thể thay thế món đồ của bạn bằng những đồ vật vô giá trị

                                                                                           ( Sưu Tầm )